Ngày 11/12/1992, cách đây 25 năm trước, bốn tập truyện tranh đầu tiên của bộ sách “Đô rê mon chú mèo máy thông minh “đã được phát hành tại TP Hồ Chí Minh. Ngày này đã được ghi nhận mở đầu cho sự kiện xuất bản Đô rê mon ở Việt Nam. Có thể nói, Chú mèo máy thông minh Đô rê mon chính là sự mở đầu cho nhận thức của thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam lúc bấy giờ hiểu rõ hơn về thuật ngữ truyện tranh–manga hay cũng có thể gọi là bước chạm đầu tiên của văn hóa Nhật Bản đến với người Việt Nam sau cuộc chiến tranh dai dẳng và vất vả để hồi phục đất nước sau đó. Sự xuất hiện của Đô re môn năm 1993 như một kỷ niệm không bao giờ phai nhạt của thiếu nhi thời đó, mà có lẽ, họ đã là cha mẹ của những em thiếu nhi khác, ngay tại thời điểm này.
Sau 25 năm, sau nhiều lần tái bản với số lượng “khủng”, bộ truyện Đô re môn vẫn được nhà xuất bản Kim Đồng phát hành để phục vụ cho trẻ em Việt Nam. Tuy bây giờ, giấy có thơm hơn, bìa có đẹp hơn với lớp phủ nhựa bên ngoài bóng loáng, giá có tăng cao hơn theo vật giá thời cuộc, sách phải lật từ sau ra trước để khớp với cách đọc manga của người Nhật nhưng có lẽ, bộ truyện nguyên bản năm 1993 với sự dung dị của nó mãi không bao giờ phai nhạt trong tâm trí chúng ta.
Tập 1: Chiếc khăn biến hóa.
Tập 2: Máy hút chữ.
Tập 3: Những nhà tạo mốt.
Tập 4: Mảnh đất người tí hon.
Trong những tập truyện tranh Dô rê mon đầu tiên có thêm phần Lời dẫn truyện, đây là một diểm khác biệt giữa bản truyện Việt Nam ( lần phát hành đầu tiên) và nguyên tác tiếng Nhật. Bộ truyện xuất bản lần đầu 78 cuốn (có 1 tập đôi đó là tập cuối cùng: tập 77-78), ban đầu giá 3.000đ, sau giảm giá lần 1 là 2.700đ, lại giảm giá lần 2 là 2.500đ.
Bộ truyện dài phát hành mùa hè 1993, lung linh sắc màu, giá 5.500đ cho 1 tập. Dày 192 trang.
“Ta học được gì từ Đô rê mon”
Đây là bài viết của ông Shindoh Masaaki–Trưởng phòng bản quyền, Ban quốc tế của Nhà xuất bản nổi tiếng Shogakukan của Nhật Bản. Ông từng làm việc cho nhà xuất bản Shogankukan từ năm 1974. Bài viết được thực hiện năm 2003, nay TheSaigon8 xin được trích dịch một phần và giới thiệu đến quý độc giả:





(Image courtesy of Kim Dong Publishing House–Những ngày phát hành Đô re mon những tập đầu tiên tại trụ sở của Nhà xuất bản Kim Đồng, 64 Bà Triệu, Hà Nội tháng 1, năm 1993.)
(Image courtesy of Kim Dong Publishing House–Tấm pano quảng cáo gắn trên tường do Họa sĩ Phạm Quang Vinh (nay là giám đốc NXB Kim Đồng) là người tổ chức thực hiện)
(Image courtesy of Kim Dong Publishing House–Phong bì thư gửi từ Nhật Bản tới Việt Nam, có chữ viết tay của ông Fujiko. Fujio)
(Image courtesy of Kim Dong Publishing House) Ông Fujiko. F. Fujio tên thật là Fujimoto Hiroshi. Ông sinh ngày 1 tháng 12 năm 1933 tại tỉnh Toyama ( Nhật Bản) và mất ngày 23 tháng 9 năm 1996 tại Tokyo. Trong chuyến đi thăm Việt Nam ngắn ngủi từ ngày 22/1 đến 25/1/1996 Ông đã để lại một kỷ niệm vô giá cho trẻ em Việt Nam đó là việc thành lập Quỹ Hỗ trợ giáo dục trẻ em Việt Nam mang tên Doraemon với số vốn ban đầu là tiền bản quyền bộ sách tranh truyện Doraemon trong lần xuất bản đầu tiên tại VN. Đây là những tấm ảnh kỷ niệm của ông với nhà văn Lê Phương Liên một thành viên của Ban biên tập bộ sách Đô rê mon , người sau này đã đảm nhiệm chức vụ giám đốc điều hành Quỹ từ 1996 đến 2015.
(Image courtesy of Kim Dong Publishing House–Đây là bức ảnh ghi lại lúc 5g30 sáng ngày 25/1/1996 trước khi ra sân bay về nước,ông Fujiko. F. Fujio ký tặng nhà văn Lê Phương Liên chữ ký kỷ niệm.)
Reference:
Masaaki, Shindoh. “Doraemon in Learning Materials.” ABD Vol.34 No.1 (2003): 12. Print.
J.N remembered!