(Bìa sách Bí Mật của Naoko do Nhã Nam và NXB Thời Đại phát hành 1–2011)
(Bìa sách Bí Mật Của Naoko do Nhã Nam và Nhà xuất bản Thời Đại tái bản tháng 5–2017)
Những trang sách tiếp theo, tác giả miêu tả cuộc sống mới, một chương mới trong cuộc đời làm chồng/làm cha của Heisuke và người vợ đã qua đời trong thân xác…cô con gái. Những đối mặt ngày thường, những ấp ôm, khát khao rất đỗi bình dị của một người đàn ông tuy mất vợ nhưng vợ lại đang ở cạnh bênh. Sợi dây của sự loạn luân được tác giả lách rất khéo léo, những lần tắm chung, những buổi đối thoại về dục tính của Heisuke và vợ mình được tác giả viết nhẹ nhàng, lách đi những lợn cợn trong lòng người đọc.
Trang 179, tác giả có viết:
“Gã lật trang bìa, lập tức bộ ngực của cô gái đập vào mắt gã. Đôi gò bồng đảo đầy đặn xếp cạnh nhau với hai đầu vú màu hồng nhạt. Thân hình mảnh dẻ với cặp chân dài. Có lẽ cô người mẫu này chưa đến hai mươi tuổi…
Cái đó của gã cương lên, bàn tay gã lần tìm tới chỗ đó một cách vô thức. Gã nhẩm tính xem bao lâu rồi mình chưa làm chuyện đó. Lần cuối gã làm với Naoko là trước hôm xảy ra vụ tai nạn. Nàng chui vào nằm bên cạnh gã, bảo: Để anh không tìm cô gái khác khi em đi vắng.”
Vậy bây giờ “em” đã xuất hiện, nhưng lại trong hình hài của con gái ruột, anh và em sẽ như thế nào? Gút thắt này rất thú vị.
“Vừa ngắm cô người mẫu khoả thân với thân hình mảnh dẻ, gã vừa thủ dâm. Gã tưởng tượng thân hình khoả thân kia chính là gương mặt của Hashimoto Taeko–Cô giáo hiện tại của Monami”
(Bìa sách NAOKO phiên bản tiếng Anh)
Trong vai trò của một người đi nhận đền bù thiệt hại do công ty vận tải Okuro chủ trì. “Địa điểm họp là phòng hội nghị nằm bên trong khách sạn cao cấp cách cửa Tây của ga Shinjuku mười phút đi bộ”. Một thế giới phức tạp và lạnh lẽo hơn cả bệnh viện trước đó với “la liệt bàn ghế”; với thân nhân của hơn “hai mươi người đã tử vong và mười người bị thương nặng đang nằm trong bệnh viện.”
Một vài câu chuyện được tác giả hét lộ ra, về thân phận của những con người cũng đầy xúc cảm, đau thương khi mất đi những người thân quý giá nhất trên cõi đời; và có cả…thân phận của thân nhân kẻ-gây-tai-nạn tức người tài xế Kajikawa.
Người ta hay dùng từ Kawaii tức dễ thương, cute để nói về người Nhật. Nhưng chỉ có Người Nhật mới hiểu rõ người Nhật như thế nào; thế nên, tác giả Higashino Keigo miêu tả người Nhật theo cách nhìn nhận riêng của ông: cũng khắc nghiệt lắm, cũng đứng dậy và hét lên: “Chồng cô là quân giết người!” hay “Thôi cô ạ, chả phải xin lỗi làm gì. Tôi tới đây xin lỗi vì sĩ diện và vì sợ người đời ì xèo mà thôi…”
Hoá ra, cái xã hội Nhật Bản đó đâu dễ dàng để sống như đại đa số người Việt chúng ta nghĩ. Chúng ta thấy bột trà xanh, thấy hoa anh đào, thấy núi Phú Sỹ, thấy những con tàu bullet-train thần tốc, chúng ta ngưỡng mộ biết mấy, mong muốn được đi du lịch biết mấy. Nhưng chúng ta có sống trong thế giới của người Nhật không? Chúng ta đã trở thành người Nhật gốc samurai và từng chịu đựng chế độ phát xít không? Thế giới người Nhật thật sự trong tác phẩm này của Keigo được miêu tả lồng ghép rất tài tình, bằng câu chuyện và bí ẩn của Naoko. Nhưng tinh ý, chúng ta có thể mở rộng ra để nhìn thấy một xã hội Nhật Bản bao quát hơn.
Hãy để ý đoạn đối thoại của Heisuke, người có thân nhân bị hại và Kajikawa Yukiko, người có thân nhân là kẻ giết người khi Heisuke tại công xưởng: (Trang 129–132)
–Chị bảo là chưa từng thấy bảng kê lương của anh nhà phải không?
–Vâng.
–Chưa bao giờ? Chả lẽ chị không muốn biết lương của chồng mình là bao nhiêu à?
–Tôi xin lỗi.
–Thật không thể tin được.
–Anh ấy, chẳng mấy khi nói cho tôi biết chuyện của mình.
–Như vậy cô con gái…
–Là con riêng của tôi. Bố của Itsumi mất vì ung thư khoảng mười năm về trước.
(Trang 188–189)
–Chồng chị ly hôn với người vợ trước khi nào?
–Tôi không biết chính xác, có lẽ khoảng mười năm trước.
–Tức là anh ấy đi làm thêm, tăng ca, dẫn đến người mệt mỏi và gây ra vụ tai nạn là để gửi tiền cho vợ cũ suốt thời gian đó?
–Tôi không rõ…
Đoạn đối thoại của Heisuke và con trai ruột của kẻ gây ra tai nạn Kajikawa ở Sapporo tên Neghishi Fumiya: (Trang 258–264):
–Cháu và mẹ có biết anh Kajikawa mất rồi không?
–Biết. Nhưng việc đó chẳng liên quan gì.
–Cháu có biết người lái xe gây tai nạn là bố mình không?
–Tên và họ đều giống, với cả hồi ở đây ông ta cũng là tài xế xe khách nên không thể nhầm được.
–Có vẻ cháu không ưa gì Kajikawa nhỉ?
–Nói thật là cháu căm thù ông ta. Ông ta đã vứt bỏ mẹ cháu từ hồi cháu còn nhỏ để chạy theo người đàn bà khác trẻ hơn…Hối đấy cháu mà lớn hơn chút nữa nhất địnhs ẽ không để mẹ cháu phải cam chịu như vậy đâu.
–Chú nghĩ Kajikawa chưa bao giờ quên cháu đâu.
–Việc đó không thể là lý do để cháu tha thứ.
Hai đoạn đối thoại có nội dung quen thuộc mà bất kỳ người Việt Nam nào cũng có thể cảm nhận sự hiện diện dĩ nhiên trong cuộc sống. Nhưng liệu rằng, chúng ta có đủ bình tĩnh, lòng vị tha, để đào sâu, tìm hiểu kỹ lý do, nguyên nhân dẫn đến cái hành động gây ra tai nạn, gây ra bất hạnh không? Những người Nhật trong truyện không làm như vậy, ngoại trừ nhân vật chính Heisuke của tác giả.
Chính anh đi tìm sự thật, không chỉ của con gái mình, của câu chuyện hồn vợ mình đang ngự trị trong thân xác đó; mà còn lần mò đến những bí ẩn đằng sau của gia đình kẻ gây ra tai nạn. Từ đó, chúng ta sẽ thấy được lớp băng chìm trong tâm thức thật sự của những người Nhật Bản hùng mạnh.
(Bìa sách Bí mật của Naoko phiên bản tiếng Nhật, phiên bản gốc phát hành tháng 9–1998 tại Nhật Bản có tên Himitsu–秘密 tức Bí mật)
Và cũng như những cuốn sách khác, phần kết để giải mã toàn bộ câu chuyện, hay để đưa lên những thắc mắc cho độc giả…tất nhiên là những chương cuối cùng.
Lúc này, chân dung của Heisuke hiện lên rõ ràng nhất. Những tiếc tuối tuổi thanh xuân đã qua, cơ thể ngày một già đi trong khi cô con gái với hồn của người vợ ngày một tươi trẻ, phơi phới và đầy táo bạo.
Heisuke phải làm gì đây? Nếu tiếp tục đóng vai vợ chồng khi Naoko tròn 18 tuổi thì câu chuyện này sẽ trở nên…có phần tởm lợm, dù rằng bản chất của sự kiện không tởm lợm chút nào; trái lại rất đỗi bình thường. Nhưng cái tài tình của tác giả ở đâu khi để sự việc như vậy?
Tất nhiên, một tác phẩm từng được giải thưởng Mystery Writers of Japan Inc năm 1999 đâu thể tầm thường như vậy. Chúng ta có một cú Twist!
Naoko xuất hiện. Một cú Twist được chủ động tạo nên bởi Naoko làm Heisuke không thể chống cự, đành ngậm ngùi chấp nhận để con gái của mình làm đám cưới với một chàng trai trẻ theo đúng quy trình của tạo hoá và thời gian.
Nhưng cú Twist đó có bị phát hiện không? Naoko có phải đạo diễn tài ba để giúp mạch truyện trở nên thông thái lạ kỳ không? Chúng ta nên khâm phục chi tiết: Giấu chiếc nhẫn cưới vào con gấu bông mà tác giả đã lồng ngay đầu truyện. Một tác phẩm đầy mê hoặc với những câu chuyện bình dị đến quen thuộc của Keigo Higashino.
(Poster phim Himitsu–秘密 tức Secret, phát hành ngày 25–9–1999. Đạo diễn Yojiro Takita)
Cha chúc mừng con hay Chồng chúc mừng vợ?